Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu các sản phẩm gốm sứ hàng đầu thế giới nhưng cũng vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các nước khác, nhất là Trung Quốc. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn sản phẩm gốm sứ của mình có khả năng cạnh tranh cao, họ phải không ngừng nâng cao chất lượng và phải biết tạo ra các sản phẩm với những hoa văn, màu sắc độc đáo riêng. Điều đó được thể hiện thông qua men màu được tạo thành từ
bột màu công nghiệp là lớp phủ bên ngoài các sản phẩm gốm sứ.
Xu hướng phát triển của công nghiệp sản xuất gốm sứ
Cuộc sống con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu về thẩm mỹ vì thế cũng phát triển không ngừng. Việc mua sắm các sản phẩm có kiểu dáng đẹp và bắt mắt được chú trọng nhiều hơn, những sản phẩm phải “đẹp”, phải có tính thẩm mỹ cao.
Hơn nữa đối với ngành công nghiệp sản xuất gốm sứ, khi mà phần lớn các sản phẩm được dùng để trang trí hay được xem như các “tác phẩm nghệ thuật” thì sự đa dạng về màu sắc, cách trang trí là yếu tố quyết định.
Như vậy, có thể nói rằng yếu tố màu sắc hay có thể nói bột màu công nghiệp là vật liệu quan trọng được xem là “điều kiện cần” trong sản xuất và tạo ra giá trị độc đáo riêng của ngành công nghiệp gốm sứ.
Bột màu vô cơ dùng trong công nghiệp gốm sứ
Bột màu gốm sứ thuộc hệ màu vô cơ, được tổng hợp thiêu kết ở nhiệt độ cao, có khả năng ổn định màu sắc ở trong môi trường men nóng chảy. Với cỡ hạt siêu mịn <20µm làm tăng khả năng phân tán và phát màu trong men.
Ưu điểm của chất màu vô cơ là bền với môi trường, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ.
Nhược điểm của chúng là do tồn tại dưới dạng hạt phân tán trong môi trường chứ không tan nên tính chất và khả năng áp dụng phụ thuộc nhiều vào cỡ hạt.
Tác dụng của bột màu oxit sắt trong ngành gốm
Sắt oxit kết hợp với các kim loại khác tạo nên màu sắc của men gốm sau khi nung ở nhiệt độ tương ứng thích hợp nhất.
Bột màu oxit sắt là thành phần tạo nên màu sắc đa dạng cho các sản phẩm gốm. Chẳng hạn như màu đỏ, màu đen, màu cam, xanh da trời, xanh lá cây,…
Sắt oxit có thể thay đổi thành các nhóm màu, thể trạng khác nhau tùy thuộc vào môi trường lò; nhiệt độ nung; thời gian nung kết hợp với các thành phần hóa học của men gốm.
Cho nên có thể nói sắt oxit hay nói đúng hơn là bột màu sắt oxit là nguyên liệu “thú vị” nhất trong quá trình làm gốm, tạo màu sắc tuyệt đẹp cho gốm
Tóm lại, các công dụng của bột màu oxit sắt trong ngành gốm đem lại vô số lợi ích có giá trị lớn trong ngành sản xuất gốm sứ. Từ đó tạo nên các sản phẩm gốm kinh điển có vẻ ngoài độc đáo đem lại kinh tế cao. Để rồi thúc đẩy sự phát triển của ngành gốm ở thị trường trong và ngoài nước.
Gốm sứ là một loại hình nghệ thuật dân gian cổ xưa tồn tại và phát triển đến ngày hôm nay cần được phát huy và bảo vệ. Và bột màu oxit sắt trong gốm sứ giúp các sản phẩm gốm trường tồn với vẻ đẹp thời gian.